Nên cho trẻ ăn dặm từ mấy tháng tuổi?

Nên cho trẻ ăn dặm từ mấy tháng tuổi?

Mấy tháng tuổi có thể cho trẻ ăn dặm là câu hỏi cũng như băn khoăn của rất nhiều mẹ. Vi chất cho bé sẽ chia sẻ với mẹ về thời điểm ăn dặm lý tưởng và nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm như thế nào hiệu quả qua nội dung dưới đây.

Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn dặm?

Ăn dặm là quá trình những trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sữa được làm quen với thức ăn đặc. Bắt đầu với một vài miếng thức ăn đầu tiên và kết thúc với lần bú cuối cùng là sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

Hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo trẻ có thể bắt đầu ăn dặm vào khoảng 4-6 tháng tuổi khi trẻ có các dấu hiệu sẵn sàng. 6 tháng là thời gian lý tưởng nhất được WHO khuyến cáo bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã tương đối hoàn thiện, có thể xử lý được các loại thức ăn như bột, cháo nhờ có men tiêu hóa. 

Nhưng trên thực tế mẹ hãy có thể cho trẻ ăn dặm khi có những dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ ngồi dậy được;
  • Cổ cứng cáp kiểm soát đầu tốt;
  • Có thể ngậm thức ăn trong miệng và sẵn sàng nhai;
  • Khi thức ăn đưa đến miệng trẻ há ra;
  • Miệng chóp chép khi thấy mọi người ăn;
  • Trẻ thích đưa mọi thứ vào miệng;

Nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm như thế nào?

Bắt đầu với thực phẩm lành mạnh

Mẹ hãy bắt đầu với cháo rây hoặc bột gạo từ 1-3 ngày, sau đó kết hợp với trái cây hoặc rau củ như bí đỏ, khoai lang, đậu Hà Lan, quả bơ và quả chuối,... đều là những lựa chọn có nhiều dinh dưỡng tốt cho đường ruột của trẻ.

Cho trẻ ăn dặm từ lỏng đến đặc 

Đây là lần đầu tiên trẻ ăn thứ gì đó không phải là sữa, nên mẹ cần cho trẻ bắt đầu ăn ở độ lỏng vừa phải. Khi đã dần quen, mẹ có thể từ từ tăng dần độ đặc, có kết cấu hơn.

Từ vị ngọt đến mặn

Trẻ cần bắt đầu ăn theo trình tự từ vị ngọt đến vị mặn bởi trong thời gian đầu đời trẻ chỉ ăn duy nhất là sữa mẹ hoặc sữa công thức đều có vị ngọt nhẹ. Mẹ có thể cho trẻ ăn cháo, bột kết hợp các loại củ ngọt hoặc trái cây kết hợp với sữa công thức. Như vậy trẻ sẽ dễ dàng đón nhận hơn. Khi quen dần, mẹ có thể chuyển sang cho trẻ ăn xen kẽ vị mặn với các loại thực phẩm kèm theo như thịt, cá…

Bắt đầu ăn dặm với một lần ăn mỗi ngày

Mẹ nên bắt đầu từ từ cho trẻ ăn dặm với một cữ ăn mỗi ngày, vào lúc con có tâm trạng tốt và hơi đói. Một giờ hoặc lâu hơn sau khi cho trẻ ăn sữa hoặc khi vui vẻ và nghỉ ngơi đầy đủ. Đặc biệt lưu ý không cho trẻ ăn khi sắp đến giờ buồn ngủ vì như vậy trẻ sẽ không hợp tác mà quấy khóc muốn được dỗ dành đi vào giấc ngủ.

Từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

Ở giai đoạn mới ăn dặm trẻ bắt đầu “khám phá” các mùi vị cũng như những thực phẩm khác nhau, mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé ăn từng nhóm thực phẩm một để cho bé làm quen và đồng thời cũng là để thử xem cơ thể bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không. Thường thì bé sẽ cần từ 5-7 ngày để làm quen với một loại thực phẩm mới. Sau giai đoạn làm quen và nhận biết, mẹ có thể kết hợp đủ 4 nhóm thực phẩm ( chất đạm - chất bột đường - vitamin & khoáng chất - chất béo) với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cũng như làm phong phú vị giác cho bé.

Cho trẻ ăn dặm vẫn duy trì uống sữa mẹ, sữa công thức

Hầu hết calo và chất dinh dưỡng của trẻ đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, vì vậy mẹ nên duy trì cho trẻ uống sữa cho đến 1 tuổi hoặc muộn hơn. Khi trẻ ăn được đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng trong một bữa ăn dặm mẹ có thể giảm bớt lượng sữa phù hợp với nhu cầu của trẻ. Việc kết hợp song song như vậy sẽ giúp con bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phát triển tốt hơn.

Linh hoạt khi cho trẻ ăn dặm

Trẻ có thể thích ăn 1 loại thức ăn nhiều này hoặc không ăn loại nào đó, có ngày ăn nhiều, có ngày ăn ít. Khi mọc răng hoặc ốm, trẻ có thể không muốn ăn trong vài ngày cũng không sao, chỉ cần trẻ vẫn tiếp tục ăn sữa là được. Thay vì tuân theo một lịch trình cho ăn nghiêm ngặt, mẹ hãy linh hoạt để đáp ứng những nhu cầu và tâm trạng thay đổi của trẻ.

Tạo không khí vui vẻ khi cho trẻ ăn

Một trong những mục tiêu của việc ăn dặm là giúp trẻ trải nghiệm thức ăn một cách tích cực, để bé phát triển mối quan hệ tốt với thức ăn và thích ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh trong suốt cuộc đời. Do đó giai đoạn này mẹ cố gắng tạo không khí thoải mái thích thú để dần hình thành thói quen tích cực khi ăn, tuyệt đối không nên ép, quát mắng nặng nề vì như vậy không mang lại lợi ích gì mà còn khiến trẻ sợ hãi mỗi khi đến bữa.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là bước ngoặt vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển. Trẻ ăn không đúng cách, không hợp tác trong suốt quá trình này có thể dẫn đến khó ăn, biếng ăn trong những giai đoạn sau. Mà khi trẻ không ăn thì nguy cơ thiếu các vi chất dinh dưỡng rất cao. Do đó mẹ có thể tham khảo các cách và bổ sung dưỡng chất như kẽm để kích thích sự thèm ăn của trẻ nhé!

Thông tin liên hệ

- Hotline: 1900 299256

- Facebook:  https://www.facebook.com/vichatchobe.official

- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9

Đọc thêm

Nên bổ sung DHA động vật hay thực vật cho bé?

Khi nào nên bổ sung DHA cho trẻ?

Bài trước Bài sau
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.