Chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non như thế nào?

Chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non như thế nào?

Trẻ mầm non đang trong độ tuổi vàng phát triển về thể chất, trí tuệ, vận động và dinh dưỡng. Ở tuổi này, trẻ bắt đầu tỏ ra độc lập, tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Do đó, trẻ sẽ tiêu thụ một lượng calo đáng kể so với khi chưa đi học. Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn trẻ cần được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Chính vì vậy, ba mẹ cần xây dựng một thực đơn cân đối cho trẻ. 

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non có vai trò với như thế nào?

Trẻ ở độ tuổi mầm non đã bắt đầu hình thành thói quen ăn uống và rất cần được bổ sung đa dạng các dinh dưỡng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện. Ngược lại, nếu không được cung cấp đủ chất, trẻ có thể gặp một số vấn đề về sức khoẻ:

- Bị suy dinh dưỡng: Là tình trạng cơ thể thiếu các dưỡng chất quan trọng: protein, vi chất... Từ đó, nó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Đây là một trong các tình trạng hay gặp ở trẻ mầm non khi không được chăm sóc đúng cách. 

- Thừa cân, béo phì: Là tình trạng ngược lại của suy dinh dưỡng. Cơ thể tích tụ lượng mỡ quá mức do năng lượng cung cấp vượt quá khả năng tiêu thụ. Thừa cân, béo phì cũng là tình trạng không còn xa lạ ở trẻ hiện nay và có tác động không tốt đến sức khoẻ. 

- Biếng ăn, ăn không ngon miệng: Có nhiều nguyên nhân gây biến ăn ở trẻ, gồm bệnh lý, thức ăn không phù hợp với sở thích hay khẩu vị của trẻ hoặc do ảnh hưởng tâm lý...

Chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non như thế nào?

Khi trẻ mầm non có chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp phát triển tốt và toàn diện. Đặc biệt, việc này sẽ hình thành cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh và tốt cho sức khoẻ về sau. 

Các nhóm thực phẩm nào nên và không nên sử dụng cho trẻ mầm non?

Nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ mầm non

Trung bình mỗi ngày, trẻ mầm non cần được nạp năng lượng từ 1230 - 1320 kcal. Để bảo đảm nhu cầu thành phần chất dinh dưỡng cho trẻ mầm non, thực đơn  phải đa dạng. Dưới đây là nhóm các thành phần dinh dưỡng cần bổ sung cho trẻ:

Tinh bột

Đây là chất dinh dưỡng thiết yếu hàng đầu cần bổ sung cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ ăn cơm, ngô, khoai, sắn, bún, phở hay mì sợi để bổ sung tinh bột. Hãy thay đổi các món ăn thường xuyên và làm mới bằng nhiều cách chế biến để trẻ không bị nhàm chán.

Rau củ quả, trái cây

Mẹ hãy tập cho trẻ mầm non ăn rau vì rau xanh rất có lợi cho hệ tiêu hoá và làm mát cơ thể. Bổ sung rau xanh vào bữa chính và trái cây vào bữa phụ để đảm bảo dưỡng chất cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé uống các loại nước ép để cung cấp vitamin và khoáng chất. 

Chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non như thế nào?

Thực phẩm giàu đạm

Việc bổ sung đạm cho trẻ mầm non rất cần thiết để phát triển các nhóm cơ. Trong đó, thịt, cá, trứng và sữa là nguồn chính bổ sung đạm cho trẻ. Ngoài ra, các loại hạt như óc chó, macca và các loại đậu cũng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Sữa, phô mai, sữa chua cũng rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể của trẻ. 

Dầu mỡ và gia vị

Dù là nhóm ít được ưu tiên, những không có nghĩa là hạn chế hoàn toàn. Mẹ phải đảm bảo bổ sung đủ chất béo và các gia vị cho trẻ mầm non, tránh tình trạng con bị mất cân bằng dưỡng chất. Sử dụng lượng vừa phải sẽ giúp con có sức khoẻ tốt và phát triển toàn diện. 

Chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non như thế nào?

Nhóm thực phẩm hạn chế có trong thực đơn của trẻ mầm non

Để đảm bảo sức khoẻ, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non hợp lý. Đồng thời, hạn chế sử dụng các thực phẩm sau trong khẩu phần ăn của trẻ: 

- Đồ ngọt, bánh kẹo, nước giải khát... 

- Thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất tạo ngọt...

- Cá mập, cá kiếm và các loại cá lớn sống lâu có thể chứa thuỷ ngân. 

- Trà, cà phê. 

Dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần thực hiện theo các nguyên tắc nào?

 Để đảm bảo sự phát triển và thói quen ăn uống trong tương lai, ba mẹ hãy quan tâm và nghiên cứu kỹ. Ba mẹ có thể tuân theo nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non như sau:

-  Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng hàng ngày cho trẻ để tham gia các hoạt động sinh hoạt, học tập và vui chơi. Để đạt được điều này, cha mẹ cần cân nhắc việc cung cấp đủ hàm lượng protein, carbohydrat, lipid, vitamin, chất khoáng và chất xơ trong khẩu phần ăn. 

- Đa dạng hoá khẩu phần ăn hàng ngày nhằm kích thích vị giác, giúp trẻ ăn nhiều hơn. Ba mẹ nên tìm hiểu về các nhóm thực phẩm và sự thay thế trong cùng nhóm dinh dưỡng. 

- Thiết kế khẩu phần ăn phù hợp với mùa và sở thích của trẻ. Ví dụ, mùa hè nên ưu tiên cho trẻ ăn các món có tính mát, để thanh lọc, giải nhiệt cơ thể. Mùa đông, ba mẹ có thể bổ sung thêm các món có tính ấm như hầm như hay chiên xào. Lựa chọn các thực phẩm theo mùa sẽ đảm bảo được sự đa dạng, chất lượng dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

- Hệ tiêu hoá của trẻ mầm non vẫn còn yếu, dễ nhạy cảm với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, ba mẹ nên lựa chọn những thực phẩm, rau củ quả theo mùa, tươi và sạch.

Mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non?

Bên cạnh việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non, mẹ cũng đừng quên bỏ sung các vi chất quan trọng khác cho trẻ. Nếu thiếu hụt bất kỳ vi chất nào dưới đây, đều có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ:

- Thiếu vitamin A: Gây khô mắt, khô da, nhạy cảm với ánh sáng, chậm phát triển, mắc các vấn đề về hệ hô hấp...

- Thiếu vitamin D: Chậm tăng trưởng chiều cao và ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

- Thiếu vitamin C: Làm da khô, dễ cháy máu mũi, chảy máu chân răng. 

- Thiếu sắt: Gây thiếu máu, khiến trẻ trở nên khóc lóc, mất tập trung và gặp các vấn đề về giấc ngủ. 

Chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non như thế nào?

Như vậy, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất sẽ góp phần giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về dinh dưỡng cho con, mẹ đừng quên follow Vi chất cho bé nhé!

Bài trước Bài sau
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.