Các giải pháp cho trẻ biếng ăn, mẹ hết lo

Các giải pháp cho trẻ biếng ăn, mẹ hết lo

Các giải pháp cho trẻ biếng ăn là điều mà nhiều phụ huynh cần biết. Khi bé biếng ăn, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ các chất cần thiết. Dẫn đến, tình trạng suy dinh dưỡng, nhẹ cân và chậm lớn ở trẻ. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ? Hãy tham khảo các giải pháp giúp trẻ hết biếng ăn trong bài viết này nhé!

Tại sao trẻ biếng ăn?

Tình trạng bé biếng ăn không còn là vấn đề xa lạ. Nhất là với những gia đình có con nhỏ. Vậy, trẻ biếng ăn nguyên nhân do đâu?

Thực đơn lặp đi lặp lại

Việc lặp lại thường xuyên một món ăn hay một thực đơn trong khoảng thời gian dài có thể gây mất hứng thú ở trẻ. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ chán ăn. Mẹ cần chế biến đa dạng hơn món ăn với nhiều nguyên liệu và vị khác nhau để kích thích vị giác của trẻ.

Bữa phụ ăn quá no hoặc ăn gần bữa chính

Cho bé ăn quá nhiều thức ăn trong bữa phụ; hoặc thời gian giữa bữa phụ và bữa chính quá gần có thể khiến trẻ bỏ ăn bữa chính. Bữa phụ có vai trò hỗ trợ bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết. Giúp bé có năng lượng và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ tiêu thụ quá nhiều thức ăn trong bữa phụ. Điều này sẽ làm trẻ no và không muốn ăn khi đến bữa chính.  

Các giải pháp cho trẻ biếng ăn, mẹ hết lo

Bị nhạy cảm với đồ ăn

Một số trẻ có thể có phản ứng nhạy cảm với các thành phần trong món ăn. Ví dụ: trẻ có phản ứng với Gluten Protein - một thành phần trong lúa mì và lúa mạch; hay khả năng dung nạp Lactose yếu. Từ đó, dẫn đến sôi bụng, thậm chí là đau bụng và tiêu chảy sau ăn. 

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể khiến trẻ mất hứng thú với đồ ăn và ăn không ngon miệng. Nếu không bổ sung đủ chất cần thiết, trẻ biếng ăn trong thời gian dài có thể gây suy dinh dưỡng và kém phát triển về trí não. 

Trẻ không khoẻ trong người

Không khoẻ trong người cũng là nguyên nhân khiến trẻ lười ăn. Do đó, mẹ cần theo dõi kỹ các biểu hiện hàng ngày của trẻ. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu như: ho, sổ mũi, sốt nhẹ thì nên đưa đến gặp bác sĩ để hạn chế bệnh trở nặng và ngăn ngừa các biến chứng. 

Món ăn không hợp khẩu vị trẻ

Món ăn yêu thích của bạn chữa chắc đã phù hợp với sở thích của bé. Dù hiểu rằng cần xây dựng một thực đơn dinh dưỡng khoa học để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng; tuy nhiên, trẻ không thể nhận thức được điều này. Khi khẩu vị của trẻ không phù hợp với thực đơn của mẹ, bé có thể từ chối ăn. Và việc ép trẻ ăn sẽ vô tình tạo áp lực trong mỗi bữa ăn; từ đó, gây tình trạng biếng ăn và tâm lý sợ hãi. 

Các giải pháp cho trẻ biếng ăn, mẹ hết lo

Do thay đổi môi trường 

Khi trẻ bắt đầu đến trường, sự thay đổi môi trường sống khiến bé chưa thể thích nghi ngay được. Điều này dẫn đến tâm lý lo lắng, sợ sệt, căng thẳng, quấy và không chịu ăn. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và phát triển thể chất của trẻ.

Các giải pháp cho trẻ biếng ăn

Mẹ lo lắng vì con ngày càng còi và sút cân do lười ăn, nhưng chưa tìm ra được giải pháp? Dưới đây là một số giải pháp cho trẻ biếng ăn mẹ có thể áp dụng:

Hãy tạo một bữa ăn vui vẻ

Hãy để trẻ có cơ hội ngồi ăn chung với mọi người trong gia đình. Phụ huynh cũng nên khuyến khích tự khám phá đồ ăn bằng cách chạm vào đồ ăn; hướng dẫn trẻ tự dùng nĩa và thìa để ăn. Khi thấy bé ăn ngon miệng, hãy vỗ tay khen ngợi, động viên; giúp con thấy thú thích thú và có thái độ tích cực trong việc ăn uống hơn.

Các giải pháp cho trẻ biếng ăn, mẹ hết lo

Trong quá trình cho trẻ ăn, quan trọng nhất là không nên ép buộc con. Ép buộc có thể tạo ra căng thẳng và cảm giác sợ ăn cho trẻ. Thay vào đó, mỗi bữa ăn, chỉ nên cho con ăn từng phần nhỏ. Sau khi con ăn hết một phần, tiếp tục cho trẻ ăn phần tiếp theo. Bằng cách này, con sẽ học được cảm giác no bụng và không bị áp lực mỗi khi tới bữa.

Chú ý đến thời gian cho trẻ ăn

Đối với những trẻ năng động, việc yêu cầu bé ngồi im trong suốt bữa ăn thực sự khó khăn. Vì vậy, dù cho con ăn ít, mẹ nên giới hạn thời gian bữa ăn của trẻ khoảng 30 phút. Điều này không chỉ giúp tránh áp lực tâm lý lên trẻ mà còn khuyến khích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn mà con cần.

Hơn nữa, việc lên lịch giờ ăn cho con cũng cần phải được thực hiện một cách khoa học. Tốt nhất là các bữa ăn cách nhau khoảng 4 - 5 tiếng. Nếu khoảng thời gian giữa các bữa ăn của trẻ quá gần nhau, con có thể không thấy đói và nếu quá xa hoặc để con đói quá lâu, có thể gây ra tình trạng kiệt sức do bé thấy mệt mỏi. Đặc biệt quan trọng, mẹ nên chú ý đừng để trẻ ăn vặt giữa các bữa ăn chính, để tránh làm mất lịch ăn của con. 

Thực đơn đa dạng, các món ăn trình bày đẹp mắt

Phụ huynh thường băn khoăn về cách giải quyết tình trạng trẻ lười ăn. Tuy nhiên, thường mẹ chỉ duy trì các thực đơn theo thói quen hoặc lặp đi lặp lại các món ăn ngày qua ngày. Điều này, sẽ gây nhàm chán cho trẻ và trong khẩu vị của con. Và một giải pháp phổ biến là đa dạng hóa thực đơn, gồm nhiều món mới và bài trí một cách đẹp mắt. 

Mẹ có thể dùng nhiều nguyên liệu khác nhau như: thịt, cá, hải sản, trứng, và nấm. Ngoài ra, mẹ cũng cần quan tâm đến sở thích và khẩu vị của trẻ. Ví dụ, nếu bé không thích ăn ngọt thì hãy hạn chế dùng các nguyên liệu có hương vị ngọt như bí đỏ, hay cà rốt trong bữa ăn của bé. Mẹ có thể tạo danh sách các món ăn, cho bé lựa chọn và cố gắng thay đổi các món ăn thường xuyên, bao gồm cả món mới và những món trẻ đã yêu thích.

Một cách đơn giản để bữa ăn trở nên mới mẻ và hấp dẫn đối với trẻ là thay đổi cách bài trí món ăn. Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp các phương pháp nấu ăn khác nhau, như: hấp, nướng, xào, luộc...

Khuyến khích trẻ chủ động khám phá đồ ăn

Khi con không chịu ăn, phụ huynh thường có xu hướng kích thích con ăn, bằng mọi cách, nào là xem hoạt hình, dẫn ra ngoài và thậm chí là bắp ép. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể làm cho trẻ cảm thấy sợ hãi và nảy sinh sự chống đối. 

Các giải pháp cho trẻ biếng ăn, mẹ hết lo

Thay vì bắt ép, mẹ nên khuyến khích và động viên con. Nếu trẻ không muốn ăn thì mẹ hãy tôn trọng quyết định của bé. Ngược lại, khi con ăn ngoan, mẹ nên khen ngợi để tạo thêm động lực cho bé trong việc ăn uống. 

Kiên nhẫn khi cho trẻ ăn và làm quen với món ăn mới

Chắc hẳn, các mẹ đã quá quen với cảnh trẻ không chịu ăn, gào khóc và ném thức ăn do không muốn ăn. Tuy nhiên, mẹ đừng nản chí, bởi đây là phản ứng  bình thường của trẻ khi phải tiếp xúc với một thực phẩm mới hay không thích.

Trẻ cần thời gian để làm quen với các thực phẩm và món ăn mới. Mẹ nên cho trẻ nhìn, cầm, nắm và thậm chí là ăn thử. Như vậy, trẻ sẽ dần dần tiếp nhận những món mới một cách chủ động và có chuẩn bị. 

Cho trẻ vận động mỗi ngày

Vận động đó có vai trò quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện cơ thể trẻ. Ngoài ra, việc tiêu hao năng lượng khi vận động cũng có thể kích thích cảm giác đói của trẻ. Từ đó, giúp trẻ ăn nhiều hơn và cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa.

Hơn nữa, hoạt động thể chất còn đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ quá trình chuyển hóa dinh dưỡng diễn ra nhanh chóng. Điều này giúp tối ưu hóa sự phát triển các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ. Đồng thời, giúp giải quyết các vấn đề về tình trạng sức khoẻ của trẻ. 

Bổ sung siro kẽm Ocean Picozinc

Siro Ocean Picozinc bổ sung thành phần duy nhất là kẽm hữu cơ Acetate giúp cải thiện vị giác, tạo cảm giác ngon miệng tự nhiên, thúc đẩy trẻ ăn uống tích cực và được nhiều mẹ Việt Nam tin dùng.

Các giải pháp cho trẻ biếng ăn, mẹ hết lo

Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Thổ Nhĩ Kỳ với vị đào ngọt thơm, trẻ dễ uống. Ocean Picozinc bổ sung kẽm hữu Acetate - đây là loại kẽm có sinh khả dụng cao hơn các loại kẽm khác trên thị trường và mang đến 5 tác động: ĂN NGON, TIÊU HÓA TỐT, HẤP THU KHỎE, TĂNG CÂN, TĂNG CƯỜNG ĐỀ KHÁNG.

Qua bài viết này, Vichatchobe muốn chia sẻ tới các mẹ giải pháp cho trẻ biếng ăn, cùng mẹ san sẻ nỗi lo con nhẹ cân và suy dinh dưỡng. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về dinh dưỡng cho bé, mẹ đừng quên theo dõi website: vichatchobe nhé!

 

Đọc thêm:

Giải đáp thắc mắc: Trẻ mấy tháng ăn váng sữa?

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, không nên ăn gì?

Bài sau
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.